Công tác đối ngoại địa phương thời gian qua được Hà Tĩnh tập trung triển khai đồng bộ và toàn diện, duy trì môi trường hòa bình ổn định và tạo điều kiện phát triển KT-XH của tỉnh.
Sáng 13/12, Bộ Ngoại giao tổ chức phiên khai mạc hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của các địa phương”. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị.
Giám đốc Keo Nha Cai Fb88 Thái Phúc Sơn chủ trì tại điểm cầu Hà Tĩnh. Cùng dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành.
Các đại biểu dự lễ chào cờ tại phiên khai mạc Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20. (Ảnh: baoquocte.vn)
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, hội nghị là dịp quan trọng để các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương đánh giá toàn diện, rút ra bài học từ thực tiễn triển khai công tác đối ngoại địa phương trong thời gian qua; quán triệt tinh thần và nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, từ đó thống nhất phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại địa phương trong giai đoạn mới.
Giám đốc Keo Nha Cai Fb88 Thái Phúc Sơn chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng gợi mở một số vấn đề cần được thảo luận như: làm rõ hơn vị trí, vai trò, nhiệm vụ của đối ngoại địa phương trong giai đoạn phát triển mới; xác định phục vụ phát triển KT-XH địa phương là nhiệm vụ trung tâm của đối ngoại địa phương; nắm bắt tốt xu thế, diễn biến của tình hình quốc tế và trong nước, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối phát triển KT-XH và đối ngoại của Đảng trong triển khai đối ngoại địa phương; triển khai các chương trình, đề án đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ đối ngoại.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khai mạc hội nghị. (Ảnh: baoquocte.vn).
Theo báo cáo tổng kết công tác đối ngoại địa phương kể từ (năm 2018), công tác đối ngoại địa phương được triển khai tích cực, chủ động và thích ứng linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tế và đạt những kết quả quan trọng.
Giai đoạn 2019 - 2021, cả nước có 661 thỏa thuận hợp tác với các đối tác nước ngoài được ký kết; 1.246 hội nghị, hội thảo quốc tế được cấp phép; số lượng đoàn lãnh đạo địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ đi nước ngoài là 186 đoàn.
Công tác ngoại giao kinh tế đạt những kết quả quan trọng, góp phần tăng cường trao đổi thương mại và thu hút đầu tư của cả nước. Giai đoạn 2019 - 2021, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các nước đạt 1.348 tỷ USD; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 39,59 tỷ USD; thu hút viện trợ phi chính phủ nước ngoài đạt khoảng 610,7 triệu USD.
Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. (Anh chụp màn hình)
Các địa phương đã phối hợp tổ chức thành công nhiều lễ hội, sự kiện văn hóa lớn có yếu tố nước ngoài, tạo sức hút đối với bạn bè, du khách quốc tế. Công tác thông tin đối ngoại được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú, góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh địa phương ra thế giới. Tình hình an ninh, chính trị và trật tự xã hội ở khu vực biên giới trên đất liền cơ bản ổn định.
Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, các địa phương đã phối hợp với Bộ Ngoại giao, các cơ quan chức năng tổ chức hỗ trợ công dân tại các cửa khẩu và triển khai hơn 700 chuyến bay, đón hơn 200.000 công dân gặp hoàn cảnh khó khăn ở nước ngoài về nước.
Hiện nay, có khoảng 5,3 triệu người Việt Nam đang sinh sống tại trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lượng kiều hối trong giai đoạn 2019 - 2021 đạt 52 tỷ USD.
Đại biểu tham gia hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.
Thời gian tới, Bộ Ngoại giao xác định tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của các địa phương với phương châm “xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”.
Theo đó, tập trung vào các định hướng chính như: quán triệt, thực hiện chủ trương, đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; tăng cường hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp trong thu hút các nguồn lực quốc tế chất lượng cao; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác đối ngoại địa phương trên các mặt ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài; kiện toàn và nâng cao hiệu quả bộ máy làm công tác đối ngoại địa phương...
Hội nghị diễn ra trong vòng 1 ngày và sẽ tiến hành phiên bế mạc vào chiều nay (13/12).
Tại Hà Tĩnh, công tác đối ngoại thời gian qua được tập trung triển khai đồng bộ và toàn diện, đóng góp quan trọng vào thành tích chung của tỉnh. Hoạt động đối ngoại liên quan đến biên giới lãnh thổ; công tác đối ngoại Đảng; công tác thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hoá, người Việt Nam ở nước ngoài; công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào; hoạt động hợp tác quốc tế và quan hệ hợp tác cấp địa phương... được quan tâm và thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Năm 2018 - 2021, Hà Tĩnh có 146 đoàn cán bộ công chức viên chức đi công tác nước ngoài và đón 176 đoàn khách quốc tế đến làm việc. Từ tháng 8/2018 đến nay, tỉnh đã thu hút được 6 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký hơn 2.567 triệu USD; thu hút 7 dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các Nhà tài trợ với tổng mức đầu tư 3.708,299 tỷ đồng. Các cơ quan chức năng của tỉnh đã phối hợp xử lý 27 vụ việc lãnh sự đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế; phối hợp xử lý 24 vụ việc liên quan đến công tác bảo hộ công dân đảm bảo kịp thời, hiệu quả. Hà Tĩnh hiện có khoảng 76.000 người đang làm ăn, sinh sống, học tập và lao động ở nước ngoài; cộng đồng người Hà Tĩnh ở nước ngoài luôn tích cực hướng về xây dựng quê hương, đất nước. |