Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, cùng với việc phát huy vai trò nòng cốt của Bộ đội Biên phòng, Hà Tĩnh tập trung xây dựng các lực lượng bảo vệ biên giới khác theo hướng vững mạnh, đồng bộ, rộng khắp.
Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chủ lực
Tiểu đoàn Huấn luyện – Cơ động huấn luyện lính biên phòng theo phương châm "Cơ bản, thiết thực, vững chắc” để đáp ứng yêu cầu bảo vệ biên giới trong tình hình mới.
Là đơn vị huấn luyện chủ lực, Tiểu đoàn Huấn luyện – Cơ động (BĐBP Hà Tĩnh) năm nào cũng chủ động quán triệt nghiêm túc các nguyên tắc, phương châm trong kế hoạch huấn luyện. Ngoài sự chủ động, trách nhiệm của cán bộ huấn luyện, sẵn sàng vật chất (mô hình học cụ, vật chất huấn luyện, thao trường bãi tập…), các thành phần được huấn luyện cũng luôn nỗ lực vượt khó, miệt mài bám thao trường, lớp học để nâng cao nhận thức chính trị, trình độ tác chiến, năng lực thực hiện nhiệm vụ...
Trung tá Nguyễn Tiến Khánh - Chính trị viên Tiểu đoàn Huấn luyện – Cơ động cho biết: “Nhờ thực hiện tốt phương châm huấn luyện "Cơ bản, thiết thực, vững chắc” và không ngừng đổi mới phương pháp huấn luyện nên đơn vị chúng tôi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bình quân mỗi năm, đơn vị huấn luyện cho 80 - 90 chiến sỹ mới (100% đạt yêu cầu, tỷ lệ khá và giỏi chiếm 84%), 200 - 220 quân nhân dự bị (100% đạt yêu cầu, tỷ lệ khá và giỏi chiếm 76%) và tập huấn cho khoảng 80 - 90 CBCS cấp đồn. Qua đó, góp phần bồi dưỡng, nâng cao năng lực chiến đấu, khả năng hoàn thành nhiệm vụ cho lực lượng bảo vệ biên giới”.
Những người lính đeo quân hàm xanh luôn huấn luyện chăm, nghiệp vụ giỏi, chắc tay súng, vững niềm tin, sẵn sàng chiến đấu cao.
Để nâng cao khả năng bảo vệ biên giới, tất cả các đơn vị thuộc BĐBP Hà Tĩnh đã chủ động, chú trọng thực hiện các nội dung huấn luyện nghiêm túc, đúng nội dung, đủ chương trình, đảm bảo an toàn về mọi mặt. Hằng năm, CBCS trong toàn lực lượng tham gia huấn luyện, 100% đều đạt yêu cầu cả về chính trị lẫn quân sự; trong đó, có khoảng 72 - 74% đạt khá và giỏi; riêng nội dung bắn đạn thật có 85 - 87% đạt khá và giỏi.
Với lực lượng chuyên trách được xây dựng vững về chính trị, mạnh về chiến đấu, tinh thông về nghiệp vụ, đảm bảo về quân số và luôn nêu cao tinh thần chiến đấu, BĐBP Hà Tĩnh đã chủ động, thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ biên giới. CBCS trong lực lượng đã tập trung khắc phục mọi khó khăn, bám sát địa bàn, tăng cường tuần tra, kiểm soát, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao theo tinh thần của Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia.
Chỉ huy Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và Đồn Công an cửa khẩu Nậm Phao (Lào) trao đổi tình hình, phối hợp triển khai kế hoạch bảo vệ biên giới, bảo vệ cửa khẩu.
Từ năm 2018 đến nay, BĐBP Hà Tĩnh tổ chức tuần tra đường biên, trên biển 236 đợt/1.712 CBCS; làm thủ tục xuất nhập cảnh cho 1.324.596 lượt người/288.284 lượt phương tiện; phát hiện, xử lý 35 vụ/ 62 đối tượng xuất nhập cảnh trái phép; đấu tranh thành công 21 chuyên án, bắt 65 đối tượng và thu giữ 402 bánh heroin, 830.000 viên ma túy tổng hợp, 235 kg ma túy đá, 4.000 kg cần sa khô và nhiều tang vật khác...
Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Hòa Hải (Hương Khê) tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc giới.
Chú trọng xây dựng những “cánh tay nối dài”
Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 79-NQ/ĐU ngày 14/12/2020 của Đảng ủy BĐBP về lãnh đạo thực hiện Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2030”, hằng năm, Hà Tĩnh tổ chức 2 - 3 lớp học tiếng Lào. Hiện nay, lớp học tiếng Lào khai giảng từ ngày 18/7 (dự kiến kết thúc vào khoảng tháng 10/2023) cũng đang thu hút 40 cán bộ, công chức, viên chức ở các sở, ngành, địa phương tham gia.
Giám đốc Keo Nha Cai Fb88 Thái Phúc Sơn cho biết: “Tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng Lào, các học viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ nước bạn để vận dụng vào giao tiếp thực tiễn cũng như nghiên cứu, tìm hiểu thêm về phong tục, tập quán, văn hóa của bạn. Qua đó, góp phần vun đắp tình đoàn kết Việt – Lào cũng như nâng cao ý thức, trách nhiệm và tinh thần chung tay tham gia công cuộc bảo vệ biên giới từ xa”.
Bồi dưỡng tiếng Lào cho cán bộ, công chức, viên chức.
Để thực hiện tốt Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới, ngoài vai trò nòng cốt lực lượng chuyên trách, Hà Tĩnh còn xây dựng và phát huy tốt sự vào cuộc của các lực lượng khác, nhất là quân sự, công an, dân quân tự vệ. Đặc biệt, BĐBP đã phối hợp chặt chẽ với Bộ CHQS tỉnh trong quản lý nguồn dự bị động viên và tham gia xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ theo phương châm “vững mạnh, rộng khắp”, nhất là trên 2 tuyến biên giới.
Hai lực lượng cũng đã hoàn chỉnh quy hoạch vị trí đóng quân theo hướng vừa phù hợp với phương án phòng thủ địa phương vừa thuận tiện trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, cửa khẩu.
Bộ đội Biên phòng Lạch Kèn, công an xã, dân quân biển phối hợp tuần tra bãi biển Xuân Liên (Nghi Xuân).
Xây dựng và phát huy “Thế trận biên phòng toàn dân” cũng giúp Hà Tĩnh xây dựng và phát huy được vai trò, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ biên giới. Hiện nay, toàn tỉnh đang duy trì hoạt động hiệu quả 114 tập thể cơ quan, thôn, 3.849 hộ/9.151 người tham gia tự quản đường biên, cột mốc; 1.069 tổ/6.359 thành viên tự quản an ninh trật tự thôn bản; 649 tổ/4.701 thành viên an ninh trật tự ở các bến bãi; 276 tổ/3.522 thành viên/1.651 phương tiện tàu thuyền an toàn. Đây được xem là những “cánh tay nối dài”, là “tai, mắt” của các lực lượng chức năng trong công cuộc bảo vệ biên giới.
Bộ đội Biên phòng Hương Quang phối hợp cán bộ bảo vệ rừng của Vườn quốc gia Vũ Quang tuần tra biên giới gắn với bảo vệ rừng. (Ảnh tư liệu).
Đại tá Nguyễn Thái Bình – Phó Chính ủy BĐBP Hà Tĩnh cho biết: “Quán triệt Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Hà Tĩnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục mọi khó khăn để xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới vững mạnh, đồng bộ, rộng khắp; trong đó, BĐBP đóng vai trò chuyên trách, nòng cốt.
Việc hoàn thành tốt các nội dung nghị quyết đề ra là nguồn lực to lớn giúp lực lượng BĐBP quản lý, bảo vệ an toàn tuyệt đối đoạn biên giới đất liền dài 164,488 km (với 53 cột mốc, 8 cọc dấu) và tuyến biên giới biển dài 137 km. Đây còn là yếu tố quan trọng để đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả với các loại tội phạm, xây dựng tuyến biên giới chung ngày càng phồn vinh và tiếp tục vun đắp thêm tình hữu nghị Việt – Lào...”.