Cùng với Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” và Kết luận 21- KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, Kết luận 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí
ùng với Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” và Kết luận 21- KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, Kết luận 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị vềtiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là những văn bản có tính định hướng nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cũng như hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Theo đó, Bộ Chính trị đã chỉ rõ 03 quan điểm nổi bật tại Kết luận 10-KL/TW:
Một là, phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí; không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai.
Hai là, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
Ba là, kiên quyết, kiên trì, khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng; cơ chế bảo đảm để không cần tham nhũng.
Trên cơ sở các quan điểm trên, Bộ Chính trị chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng. Đó là nâng cao vai trò, trách nhiệm và tính tiên phong, gương mẫu của cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, trước hết là của người đứng đầu; Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ cán bộ, đảng viên; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ; Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng, ban hành các quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí; thực hiện tốt công tác giám định và nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, lãng phí; Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực để ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí; xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí; Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng; Từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.
Đồng thời, Bộ Chính trị cũng yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền gắn tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí với tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng và Chị thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; tạo chuyển biến về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, khuyến khích tự tu dưỡng, rèn luyện, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phòng, chống các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; thực hiện nghiêm túc phương châm: “Đảng viên phải gương mẫu hơn quần chúng, cán bộ phải gương mẫu hơn nhân viên, cán bộ giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”; xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, trước hết là trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cần gắn với trách nhiệm quản lý về mặt nhà nước của mỗi bộ, ngành, địa phương, mỗi cơ quan, đơn vị để thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Đảng, trong xã hội.
Thông qua công tác tuyên truyền kết quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí của các ban, bộ, ngành, địa phương và cả nước; Kết quả thanh tra, kiểm tra các vụ việc và điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến tham nhũng; Kết quả xử lý các vụ việc, đối tượng thuộc phạm vi kiểm tra, giám sát của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí góp phần tạo niềm tin của nhân dân vào quyết tâm chính trị của Đảng và kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; giới thiệu, biểu dương gương người tốt, việc tốt, tập thể, cá nhân điển hình trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp tuyên truyền nói trên sẽ góp phần đấu tranh, phản bác các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù định, phần tử phản động, cơ hội chính trị về tình hình tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam; âm mưu lợi dụng vấn đề tham nhũng, lãng phí để “bôi nhọ” chế độ, chống phá cách mạng Việt Nam, chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Điều này ngày càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết trong bối cảnh các thế lực thù địch điên cuồng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” ở cả trong và ngoài lãnh thổ nước ta./.