Các tổ chức phi chính phủ, viết tắt tiếng Anh là NGOs (Non governmental Organizations) là từ dùng để chỉ chung cho các tổ chức đứng ngoài chính phủ, hoạt động tự nguyện, phi lợi nhuận, song song và bổ trợ cho các chương trình kinh tế, xã hội của nhà nước
Ở một số nước khác, khái niệm này được mở rộng hơn, có thẻ là sự pha trộn giữa tính tự nguyện và tính thương mại. Các nước trên thế giới ngày nay đều có nhiều tổ chức phi chính phủ, chủ yếu hoạt động nội quốc. Số các tổ chức phi chính phủ quốc tế trên thế giới có khoảng vài chục ngàn.
Hiện nay có 3 loại hình tổ chức NGO phổ biến là: (1) Tổ chức phi chính phủ mang tính quốc gia (NNGO), chiếm đa số tuyệt đối, là tổ chức mà các thành viên có cùng một quốc tịch, hoat động trong phạm vi một nước, chủ yếu phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay đã có một số NNGO hoạt động ra ngoài phạm vi lãnh thổ một quốc gia; (2) Các NGO mang tính quốc tế: chiếm số lượng ít hơn nhiều, là tổ chức có đa quốc tịch các thành viên, hoạt động rộng khắp trên thế giới và chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại nơi nó hợp tác; (3)Tổ chức NGO mang tính chất chính phủ (GNGO), mặc dầu có tính tự nguyện, phi lợi nhuận nhưng lại do Chính phủ lập ra hoặc dựa hoàn toàn vào ngân sách chính phủ.
Hoạt động của các NGOs
Các tổ chức phi chính phủ càng ngày càng có nhiều tiếng nói trong các vấn đề thuộc mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Khối lượng viện trợ cho một dự án của các tổ chức NGO thường nhỏ (vài trăm đến vài nghìn đô la), trong thời gian ngắn (1-2 năm), nhưng thường sát với nhu cầu của cộng đồng, và phù hợp với năng lực quản lý nên được đánh giá là hiệu quả hơn viện trợ song phương, mặc dầu chi phí hành chính cho các dự án này tương đối cao. Nếu trước đây, các tổ chức NGO tập trung vào viện trợ khẩn cấp, viện trợ nhân đạo thì nay đang chuyển hướng sang viện trợ phục vụ phát triển. Hoạt động của các NGO đã được tiến hành ở Việt Nam từ đầu những năm 1950 và có thể được chia ra làm 4 giai đoạn: (1) trước 1975: có khoảng 63 tổ chức, có tổ chức vào Việt Nam từ 1950, và chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vực tôn giáo và hoạt động viện trợ nhân đạo thuần tuý; (2) giai đoạn 1975-1979: Số lượng các viện trợ giảm đáng kể, nhiều NGO chuyển văn phòng của họ sang Thái Lan và Lào để tiếp tục viện trọ nhân đạo và cứu trợ cho Việt Nam; (3) Giai đoạn 1980-1986: Phầứn lớn các tổ chức đã ủng hộ chính sách cấm vận của Mỹ áp đặt từ năm 1979, và chính chính sách này hạn chế cơ hội cho các tổ chức NGO giúp đỡ Việt Nam, mặc dầu nhu cầu được viện trợ rất lớn. Sự giúp đỡ của NGO giai đoạn này tập trung vào cứu trợ nhân đạo; (4) Giai đoạn 1986 - nay: sau khi Việt Nam có chính sách mở cửa, số lượng các tổ chức NGO vào Việt Nam tăng dần, chuyển từ viện trợ nhân đạo sang việnt rợ phát triển và cam kết dài hạn. Đến nay, ta đã có 560 tổ chức thuộc nhiều nước thuộc khu vực Tây âu, Bắc Mỹ, Châu á - Thái Bình Dương có quan hệ với ta, trong đó có 470 tổ chức đã có dự án và quan hệ đối tác với ta, với 44 tổ chức NGO được cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện, 77 NGO có giấy phép đặt Văn phòng dự án và số còn lại được cấp giấy phép hoạt động ở Việt nam. Theo báo cáo của Uỷ ban điều phối viện trợ nhân dân Trung ương, từ 1998 -2002 giá trị viện trợ trung bình hàng năm cho Việt Nam khoảng 80 triệu USD, năm 2003 tăng đột biến lên 103, năm 2004 tổng viện trợ NGO là 140 triệu USD, năm 2005 là 175 US.
Vai trò của các NGO và việc quản lý các NGOs
Các NGO đã đóng góp tích cực trong việc góp phần hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hoiọ, nâng cao năng lực đối tác ở các nước, các cộng đồng hưởng lợi từ các chương trình, dự án của họ. Các NGO cũng đóng góp vào việc tăng cường hiểu biết của quốc tế đối với đất nước và con người quốc gia thụ hưởng và ngược lại, góp phần vào việc xây dựng một thế giới hoà bình, ổn định và phát triển. Việt Nam cũng đã ghi nhận lớn các đóng góp của các tổ chức Phi chính phủ trong công tác nâng cao năng lực cộng đồng, xoá đói giảm nghèo và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, các NGO cũng là địa chỉ nhạy cảm dễ bị lợi dụng. Thực tế các cuộc cách mạng màu xảy ra ở một số nước có sự góp mặt của các tổ chức PCP. Hiện nay, các vấn đề về dân chủ, nhân quyền và tôn giáo là những quân bài mà các nước Phương Tây và Mỹ chú trọng trong chính sách đối ngoại của họ với Việt Nam. Với sự hậu thuẫn về tài chính của chính phủ trong các hoạt động, các tổ chức Phi chính phủ có thể bị lợi dụng hoặc trở thành bình phong trong các vấn đề nêu trên cho các nước có chính sách thù địch với Việt Nam. Vì vậy, việc quản lý các tổ chức NGO để vừa tranh thủ dược nguồn viện trợ có hiệu quả vừa đảm bào các NGO không bị lợi dụng vì các mục đích khác đòi hỏi chúng ta phải quan tâm chú trọng, nhất là trong việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và một hệ thống con người đủ tâm, tài và thời gian thực hiện quản lý, điều phối.
Các NGOs tại tỉnh Hà Tĩnh
Các tổ chức NGO vào Hà Tĩnh ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh Hiện tại trên địa bàn Hà Tĩnh có tất cả 12 tổ chức PCP đã có giấy phép hoạt động tại Hà Tĩnh đang triển khai các hoạt động chương trình dự án thường xuyên bao gồm: Oxfam Hong Kong tiến hành hoạt động phòng chống và ngăn ngừa giảm nhẹ thiên tai với đối tác chính tại tỉnh là Ban quản lý Đê điều Hà Tĩnh . Oxfam Bỉ với các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực làm kinh tế, tìm kiếm thị trường… đối tác chính là Hội LHPN huyện Thạch Hà và Hội nông dân tỉnh. Oxfam Quebec tiến hành các hoạt động truyền thông, đào tạo nghề nhằm phòng ngừa các hoạt động buôn bán người và hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương làm kinh tế trên địa bàn một số xã của 3 huyện Kỳ anh, nghi xuân, thị xã Hà Tĩnh. ANESVAD (Tây Ban Nha) tiến hành các chương trình dự án về nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khẻo ban đầu trên địa bàn 3 huyện Hương khê, Hương sơn, Cẩm xuyên. Trung tâm phát triển cộng đồng Hà TĨnh HCCD là một tổ chức phi chính phủ của Hà Tĩnh với tiêu chí tìm kiếm các nguồn tài trợ của nước ngoài sau đó tiến hành các hoạt động tài trợ cho các địa phương trên địa bàn tỉnh nhà, trong những năm qua trung tâm phát triển cộng đồng Hà Tĩnh (HCCD) đã có những hoạt động thiết thực như chương trình ngăn ngừa và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn huyện vũ quang với việc triển khai các đợt tập huấn cho cán bộ và người dân huyện Vũ quang về công tác phòng chống thiên tai, hỗ trợ các cán bộ địa phương và hội nông dân các địa phương khó khăn làm kinh tế ví dụ như cung cấp các kiến thức về chăn nuôi cũng như cung cấp con giống, phối hợp với hội nông dân Vũ quang tiến hành mô hình nuôi ong lấy mật, tiến hành các đợt tập huấn lồng ghép về giới…... Path (Mỹ) phối hợp với trung tâm y tế dự phòng tiến hành các hoạt động tiêm chủng mở rộng. Hội huynh đệ Á- Âu(Pháp) tiến hành các hoạt động hỗ trợ về phát triển nông thôn thông qua trung tâm phát triển Hương Bình, Hương Khê. GRET(Pháp) tiến hành các hoạt động giáo dục dinh dưỡng thông qua văn phòng dự án tại Hà tĩnh nằm trong Uỷ ban dân số gia đình Hà Tĩnh. Hội chữ thập đỏ (Mỹ) với đối tác chính là Hội chữ thập đỏ Hà TĨnh tiến hành chương trình về dinh dưỡng học đường và vệ sinh y tế học đường trên địa bàn các huyện Kỳ Anh, Vũ quang. Codev Việt Pháp chủ yếu hoạt động trên địa bàn làng Tây yên của huyện Kỳ Anh hỗ trợ chính quyền ở đây trong việc nâng cấp hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp với số vốn tài trợ khiêm tốn.
Trong số các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh nhà, tiêu biểu phải kể đến sự hoạt động có hiệu quả của tổ chức Anesvad với chương trình dự án “ Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu” do tổ chức Anesvad và Tổ chức hợp tác và phát triển Tây Ban Nha (AECI) đồng tài trợ. Chương trình dự án này đã có mặt trên địa bàn tỉnh rất sớm từ đầu năm 2001, tuy nhiên trong giai đoạn 2004-2007 thì các hoạt động tài trợ thực sự được triển khai một cách mạnh mẽ với việc đại diện của tổ chức ông Pedro Sujia sang Hà Tĩnh ký kết thoả thuận khung về viện trợ trong giai đoạn 2004-2007 với tổng giá trị tài trợ trên 1,6 triệu EURO. Chương trình hoạt động theo phương thức quốn chiếu trên địa bàn 3 huyện Hương Khê, Hương Sơn, Cẩm xuyên trong vòng 3 năm với nội dung là nâng cao hệ thống dịch vụ y tế tuyến huyện, hỗ trợ trong việc đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn y tế của cán bộ y tế tuyến huyện. Đến thời điểm hiện tại dự án đã kết thúc hoạt động trên địa bàn huyện Hương Khê với tổng giá trị tài trợ gần 9 tỷ VN, trong đó đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng gồm 10 trạm xã và 1 khu sản và lây tại trung tâm y tế huyện. Và chương trình dự án đang chuyển sang hoạt đông trên địa bàn huyện Hương Sơn, hiện nay đang tiến hành các hợp phần xây dựng cơ bản về hệ thống y tế huyện và các trạm xá xã với tổng giá trị là 4,7 tỷ VNĐ và các hợp phần về giáo dục sức khoẻ dinh dưỡng với đối tác thực hiện chính là Huyện hội phụ nữ.
Trong khi nguồn ngân sách của tỉnh nhà đang hạn chế sự giúp đỡ của những tổ chức như Anesvad nói riêng và các tổ chức khác nói chung là rất cần cần thiết, với sự tài trợ của tổ chức Anesvad trong thời gian qua thì bộ mặt tuyến y tế cơ sở của tỉnh ta đã có những chuyển biến tích cực đem lại những niềm vui mới cho những người nghèo ở các vùng khó khăn.