Được sự cho phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, ngày 30/6/2020 Trung tâm hành động bom mìn tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Hội thảo Giới thiệu, chia sẻ phương pháp điều phối, quản lý cơ sở dữ liệu hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn tại Khách sạn Vinpearl, thành phố Hà Tĩnh.
Tham dự Hội thảo về phía tỉnh Quảng Trị có đại diện lãnh đạo Keo Nha Cai Fb88 và Trung tâm Hành động bom mìn, về phía tỉnh Hà Tĩnh có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Keo Nha Cai Fb88 , Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và một số sở, ngành, đơn vị như: Giáo dục & Đào tạo, Nông nghiệp & PTNT, Lao động Thương binh & Xã hội, UBND các huyện/thị xã, Ban Chỉ huy Quân sự các huyện/thị xã và một số đơn vị khác.
Hội thảo được tổ chức nhằm giới thiệu mô hình hoạt động Trung tâm QTMAC tỉnh Quảng Trị nhằm chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn trong xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về bom mìn, vật nổ và công tác xứ lý, điều phối các hoạt động liên quan đến bom mìn, khắc phục hậu quả bom mìn đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong công tác vận động tài trợ cho các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh của hai tỉnh Quảng Trị và Hà Tĩnh.
Phát biểu chào mừng tại Hội thảo, Bà Ngô Thị Hoài Nam – Phó Giám đốc Keo Nha Cai Fb88 Hà Tĩnh chia sẻ tỉnh Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có mật độ ô nhiễm bom, mìn, vật nổ cao với tất cả các xã, phường của 13 huyện, thị xã, thành phố đều bị ô nhiễm. Tính từ năm 1975 đến nay, toàn tỉnh có hơn 2.000 nạn nhân bị tai nạn do bom, mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh, trong đó gần một nửa số người chết và hơn 1.000 người chịu thương tật suốt đời. Trung bình, hằng năm vẫn còn hàng chục vụ tai nạn do bom, mìn xảy ra trên toàn tỉnh, trong đó khoảng 61% số vụ tai nạn xảy ra đối với những người đang ở độ tuổi lao động chính trong các gia đình. Việc tổ chức Hội thảo lần này hết sức có ý nghĩa, góp phần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân, giáo dục về phòng tránh tai nạn bom, mìn bảo đảm an toàn cho nhân dân.
Tại Hội nghị, đại diện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh và các Ban Chỉ huy Quân sự các huyện cũng đã giới thiệu và trình bày về quy trình rà phá bom mìn và khắc phục hậu quả bom mìn tại tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh chưa có phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu rà phá bom mìn, toàn bộ công tác rà phá và xử lý đều được tổng hợp bằng sơ đồ và cơ sở dữ liệu phần cứng. Do vậy, tỉnh Hà Tĩnh mong muốn được tiếp nhận phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đó từ Trung tâm Hành động bom mìn tỉnh Quảng Trị.
Tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Đức Thiện, Giám đốc Trung tâm hành động bom mìn tỉnh Quảng Trị đã giới thiệu, chia sẻ mô hình hoạt động của Trung tâm trong công tác điều phối hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn tại Quảng Trị, hướng dẫn quy trình giải phóng đất, giới thiệu Cơ sở dữ liệu hoạt động bom mìn và webstie của Trung tâm.
Trong phần thảo luận, đại diện các sở, ngành và chi hội tại Hà Tĩnh đã trình bày những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn ở Hà Tĩnh, mong muốn tỉnh Quảng Trị chia sẻ kinh nghiệm trong việc vận động tài trợ giải quyết hậu quả bom mìn. Đáp lại, đại diện Keo Nha Cai Fb88 tỉnh Quảng Trị và Trung tâm Hành động bom mìn đã phát biểu, chia sẻ thông tin về kêu gọi tài trợ nước ngoài cho hoạt động bom mìn ở Quảng Trị.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, ông Trần Khánh Phôi, Phó giám đốc Keo Nha Cai Fb88 tỉnh Quảng Trị cho rằng Hội thảo lần này sẽ giúp kết nối giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Trị trong công tác tổ chức thực hiện tốt các Dự án liên quan đến phòng ngừa thương tích và giảm thiểu những tác động bất lợi về kinh tế, xã hội của nạn nhân bom mìn trong thời gian tới. Đồng thời phía tỉnh Quảng Trị cam kết sẵn sàng chia sẻ với tỉnh Hà Tĩnh phần mềm quản lý dữ liệu về bom mìn, vật liệu nổ và giúp Hà Tĩnh đào tạo, hướng dẫn một số cán bộ sử dụng phần mềm. Trung tâm QTMAC cũng sẵn sàng đón các đoàn cán bộ có liên quan của tỉnh Hà Tĩnh đến tham quan, khảo sát và thực tế vận hành của Trung tâm./.